Dịch chuyển dòng vốn đầu tư, ngành nào hưởng lợi?
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư dài hạn cho các nhà đầu tư, thậm chí cơ hội tăng trưởng “phi mã” ngày càng hiện hữu.
Tâm lý chốt lời nhanh
Theo Báo cáo chiến lược thị trường vừa được SSI công bố, nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh nhất chiếm 24,5%, trong đó nhóm ngân hàng đóng góp đến 9/10 cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VNIndex là CTG, TCB, BID, VPB, MBB, STB, SSB, ACB và VIB.
Cùng với điểm số, thanh khoản liên tục ở mức cao khiến nhóm vốn hóa lớn trên thị trường (chủ yếu ở nhóm ngân hàng) thu hút mạnh dòng tiền kích thích thanh khoản thị trường trong tháng 5 lên mặt bằng cao mới trong lịch sử.
Diễn biến này khiến khối ngoại tận dụng giá cao quay lại bán ròng. Thống kê từ SSI cho thấy, sau khi giảm tốc độ bán ròng trong tháng 4, khối ngoại đã quay lại bán ròng mạnh 16 phiên trong tháng 5 với tổng giá trị -11.687 tỷ đồng cao hơn mức bán ròng 11.356 tỷ đồng ở tháng 3.
Nhóm cổ phiếu bất động sản vượt qua nhóm tài chính
Khi trên thị trường chứng khoán có sự đảo chiều, giới chuyên gia vẫn cho rằng nhóm cổ phiếu bất động sản sẽ đón dòng tiền vì tiềm năng tăng giá còn rất nhiều.
Theo nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), việc thực hiện chính sách thay đổi toàn diện rất tốt cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Tiêu biểu như việc phê duyệt hàng loạt dự án hạ tầng, gỡ nút thắt về pháp lý sẽ là lực đẩy vô cùng lớn đối với ngành này.
Báo cáo mới đây của FiinGroup cũng nhận định, năm 2021, tăng trưởng lợi nhuận của VN30 được dự báo tăng 20,4%. Theo đó, nhóm công ty phi tài chính mà dẫn đầu là bất động sản, thực phẩm đồ uống, dầu khí… cũng sẽ vượt qua ngân hàng về tăng trưởng thu nhập trong năm 2021, với mức tăng gần 25%.
Sự phục hồi của thị trường bất động sản cũng khiến cổ phiếu ngành này trở nên đặc biệt hấp dẫn với nhà đầu tư, có thể thấy rõ điều này qua sự bứt phá mạnh mẽ của NVL, NLG, KDH, AGG, IJC…
Trong bối cảnh dòng tiền đầu cơ, tiết kiệm đổ dồn sang chứng khoán và bất động sản, các tên tuổi trong lĩnh vực này cũng lên kế hoạch niêm yết, tạo sóng thị trường. Thị trường đang chờ đợi các tân binh như Thắng Lợi Group, BV Land, Khải Hoàn Land (Mã KHG)… Nhóm tân binh này không chỉ tạo được sự chú ý trên thị trường về quy mô phát triển mà còn bởi văn hóa doanh nghiệp đặc trưng khác biệt và định giá hấp dẫn do mới chỉ có một số ít nhà đầu tư kinh nghiệm săn lùng mua cổ phiếu.
Đơn cử như Công ty cổ phần Bất động sản Khải Hoàn Land – (Mã KHG), một trong số những doanh nghiệp bất động sản sắp niêm yết nhận được nhiều kỳ vọng của giới đầu tư.
Khải Hoàn Land (mã KHG) đã được HOSE nhận hồ sơ đăng ký niêm yết, dự kiến niêm yết trong tháng 6/2021
Doanh nghiệp này có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác – đầu tư phát triển và phân phối các dự án bất động sản trung và cao cấp. Có lợi thế về mạng lưới phân phối, Khải Hoàn Land luôn chiếm tỷ trọng lớn ở nhiều dự án quy mô trên thị trường. Ngoài ra theo nhiều thông tin, đơn vị này cũng đã tiến hành khai thác, phát triển quỹ đất đang sở hữu, nhằm nâng cao vị thế là nhà phát triển dự án uy tín.
Giới phân tích cho rằng, bên cạnh các cổ phiếu phi mã và có sức hút với nhà đầu tư thì những cổ phiếu nói trên cũng đang “nóng” một cách âm thầm.
Các chuyên gia phân tích đến từ Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, nhà đầu tư cần theo sát động thái của các doanh nghiệp bất động sản đang chuẩn bị niêm yết, tìm mua khi còn định giá rẻ chưa bị pha loãng. Đặc biệt, một trong những điểm hấp dẫn của cổ phiếu đang chuẩn bị niêm yết là giá có thể tăng cao khi họ nắm trong tay quỹ đất lớn mà chưa công bố. Đầu tư bất động sản luôn là kênh dài hạn nên việc tham gia đầu tư sớm lúc doanh nghiệp mới IPO là cơ hội của các nhà đầu tư am hiểu ngành này.
Theo: baodautu.vn